“Từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20, các sự kiện nổi bật liên tiếp xảy ra như: các công trình nghiên cứu Phật giáo của nhiều học giả châu Âu (Pháp, Anh, Đức, Bỉ, Ý,…) được xuất bản và phổ biến rộng rãi; các tổ chức, hội đoàn Phật giáo thành lập ở các nước châu Âu; các nhà lãnh đạo Phật giáo châu Á đến các nước châu Âu truyền đạo và xuất hiện giới xuất gia là người bản địa. Phật giáo đã đạt được nhiều thành tựu nơi xứ trời Âu về sự nghiệp phiên dịch kinh điển, về văn học Phật giáo, về kiến trúc hội họa và sự tác động đến đời sống tâm linh của người dân châu Âu. Điều mà tôi tâm đắc là Phật giáo ở Pháp, Anh, Đức và Nga đã có một quá trình phát triển chậm nhưng chắc, bắt đầu bằng phương cách chú trọng phát triển nền học thuật về Phật giáo”.
Nội dung của sách nhấn mạnh đến sự tương tác giữa cá nhân, tổ chức, cộng đồng và vai trò của giáo lý Phật giáo trong đời sống xã hội ở một giai đoạn lịch sử, Sư cô nói.
Từ quá trình nghiên cứu, chấp bút, tác giả rút ra: Phật giáo thật sự đã bén rễ ở châu Âu với những đặc điểm riêng biệt. Phật giáo châu Âu còn là một môn học trong ngành Phật học tại một số trường Đại học, Học viện Phật giáo.
Chia sẻ về nội dung cuốn sách, PGS.TS Trần Hồng Liên cho rằng: Hiện nay, trong xu thế toàn cầu hóa, để có được sự hiểu biết lẫn nhau một cách toàn diện, việc khảo cứu Phật giáo tại các quốc gia ở Châu Âu là một việc làm cần thiết, không những giúp mọi người có thể thấu hiểu, thông cảm lẫn nhau, mà qua Phật giáo, còn là chất keo cố kết các cộng đồng theo đạo, hướng về mục tiêu hòa bình và hạnh phúc chung cho toàn nhân loại trong thế kỷ mới.
Những thông tin, tư liệu và nội dung được đề cập đến trong sách còn là một đóng góp lớn cho việc tìm hiểu về Phật giáo tại các nước phương Tây, vốn là đề tài còn khá bỏ ngỏ đối với các nhà nghiên cứu Phật giáo ở Việt Nam”.
Tác giả: Diệu Duyên
Năm xuất bản: tháng 11/2018
Nhà xuất bản: Hồng Đức
Số trang: 200 trang
Giá bìa : 70,000 VNĐ
Nhu cầu liên hệ mua sách tại : Chùa Bửu Long, xã Nhị Quý, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Điện thoại : 0904 592 163